Phong thủy là một yếu tố quan trọng trong văn hóa của người phương đông nói chung và người Việt nói riêng. Người Việt thường chú trọng các yếu tố phong thủy trong đời sống hàng ngày, nhất là trong ngôi nhà của mình.
Theo quan niệm của người xưa thì “phong thủy” có nghĩa đen là “gió” và “nước”- Những nguồn lực có ý nghĩa đối với sức khỏe, sự thịnh vượng và vận may. Phong thủy bắt đầu từ sự quan sát đơn giản về môi trường xung quanh con người, có ảnh hưởng đến họ: về cách bày trí, vị trí nơi làm việc và nhà ở.
1. Vị trí – Phương vị
Phòng khách luôn được coi là ‘bộ mặt” của ngôi nhà, bạn nên chọn những hướng tốt và phù hợp với mệnh của gia chủ.
Đối với các thành viên trong gia đình tuổi thuộc Đông tứ mệnh nên đặt phòng ngủ tại một trong những hướng: chính Nam, chính Bắc, chính Đông và Đông Nam. Còn với những người có tuổi thuộc Tây tứ mệnh thì bố trí phòng ngủ ở một trong những hướng: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và chính Tây. Ngoài ra phòng ngủ phải luôn thoáng mát, khô ráo, có thể lấy ánh sáng tự nhiên, thay đổi không khí tùy ý nhưng không bị gió lùa, nắng soi.
Nên đặt bếp ở vị trí trong cùng của nhà, tránh đối diện với cửa nhà hoặc phòng khách. Có thể đặt quầy bar hoặc bình phong chắn giữa bếp và phòng khách vừa đảm bảo sự phân lớp không gian kiến trúc, vừa đảm bảo sự kín đáo cho bếp.
2. Màu sắc chủ đạo
Phòng khách có tính ảnh hưởng đến tài vận của chủ nhà vì vậy nên sử dụng những màu đỏ, tím hoặc xanh cho đồ nội thất trong phòng vì chúng được coi là màu tốt lành, mạnh mẽ đem lại tác động lớn đến tâm trạng, ngược lại tường phòng khách nên sử dụng những tông màu nhẹ và sáng như màu trắng, xám, xanh nhạt, vàng chanh tạo sự thân thiện, cởi mở. Kết hợp các yếu tố trên sẽ tạo cho phòng khách sự hoàn hảo liên kết các thành viên trong gia đình.
Nên sử dụng màu vàng vàng hoặc xanh lá cho phòng học hoặc phòng làm việc vì hai màu này đem lại sự lạc quan và kích thích tính sáng tạo, đem lại sự hiệu quả trong công việc.
Phòng ngủ đại diện cho hạnh phúc của gia đình nên trang trí với gam màu ấm như đỏ, cam, nâu hay ca cao nhạt sẽ giúp tạo nên sự ấm cúng và hài hòa cho căn phòng. Màu sắc của phòng bếp có thể quyết định theo hứng thú, sở thích của cá nhân.
Nói chung, dùng màu nhạt mà tươi sáng có thể tạo hiệu ứng giúp phòng bếp trở nên rộng rãi hơn, màu sắc nhẹ sẽ làm cho căn bếp trở nên ấm áp, thân thiết, hài hoà.
3. Thiết kế trần và sàn nhà
Sàn nhà phòng khách của bạn phải được đảm bảo rằng là thiết kế bằng phẳng. Nếu sàn mà phân vùng cao thấp sẽ dễ gây sóng gió, thăng trầm trong cuộc sống gia đình. Ngoài ra, không nên làm sàn nhà bằng những chất liệu quá trơn hoặc thô ráp, gồ ghề sẽ khiến thành viên trong gia đình dễ gặp tai nạn hoặc rủi ro.
Trần nhà có màu sáng sẽ tạo cảm giác không gian rộng rãi, thoáng mát khi vào phòng. Sàn nhà nên có màu đậm nhất, kế đến là tường và cuối cùng là trần nhà có màu nhạt nhất theo ý nghĩa cổ xưa: trời nhẹ, đất nặng.
4. Thêm cây, nước và giảm sự lộn xộn
Trong phong thủy, một hồ nước nhỏ rất quan trọng nó sẽ giúp điều chỉnh vượng khí, kích thích năng lượng và tượng trưng cho tiền bạc. Để mang lại sự thịnh vượng, bạn cần phải loại bỏ sự bề bộn. Sự bừa bộn sẽ gây ùn tắc nguồn khí, dẫn đến sự trì trệ.
5. Nên chọn đồ trang trí hình tròn
Một trong những cách để tạo bầu không khí dễ chịu đầm ấm và thân thiện cho căn phòng là bạn nên sử dụng đồ trang trí hình tròn: ví dụ như: hình dạng trần tròn, đèn tròn, bàn trà tròn…